Theo quan niệm truyền thống, các mẹ Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của bé qua mức độ bụ bẫm, tăng cân đều.
Theo đó, sự phát triển của trẻ không nên chỉ được đánh giá qua cân nặng mà đó là một tổ hợp của phát triển chiều cao, cân nặng và miễn dịch, giúp trẻ có sức đề kháng chống lại bệnh tật, khỏe mạnh để học hỏi, khám phá. Đặc biệt, mẹ cần hiểu rõ những vấn đề về sức khỏe xương và chiều cao, vì đây chính là chiếc “chìa khóa vàng” để bé cao lớn, phát triển toàn diện sau này.
Mẹ cần biết rằng, trẻ em cao lên là nhờ xương dài ra. Và xương dài ra chính là nhờ sụn tiếp hợp. Có thể hình dung một cách dễ hiểu thế này: sụn tiếp hợp chính là một lớp sụn mỏng ở gần đầu xương dài và ở đốt sống. Sụn tiếp hợp được xem như một động cơ thúc đẩy tăng trưởng theo chiều dọc. Nói cách khác, sự phát triển của sụn tiếp hợp quyết định chiều cao của trẻ. Các tế bào sụn sẽ phát triển qua nhiều lần, sau đó tái tạo thành xương, giúp trẻ tăng chiều cao. 5 năm đầu đời là giai đoạn vàng để sụn xương tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết và tạo tiền đề để phát triển trong những năm tiếp theo. Nếu bỏ lỡ giai đoạn đầu đời này, nền tảng về dinh dưỡng thiếu sẽ ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ.
Như vậy khi nào thì xương phát triển chậm lại và tại sao?
Giai đoạn 0-2 tuổi là giai đoạn trẻ có tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ nhất (0,2 - 0,3 mm/ngày). Về trung bình, trẻ sẽ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu tiên, 10-12cm trong năm thứ 2. Đến 5 tuổi, trẻ sẽ đạt chiều cao gấp đôi lúc mới sinh.
Các bà mẹ thường băn khoăn các yếu tố nào sẽ giúp quyết định sự phát triển xương của trẻ?
Tôi mong muốn các bà mẹ lưu ý đầu tiên đến vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong 5 năm đầu đời, gen chỉ ảnh hưởng 20% đến sự phát triển của trẻ, 80% còn lại là do dinh dưỡng và lối sống quyết định. Đặc biệt, trong giai đoạn này, dinh dưỡng chính là nguồn chủ yếu giúp tối ưu hóa tiềm năng phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng và sức đề kháng.
Mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào, để giúp phát triển xương giai đoạn đầu đời?
Trong đó, canxi là một trong những vi chất quan trọng mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ. Lượng canxi bổ sung đầy đủ khi còn bé và trong thời niên thiếu rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Các nguồn canxi được đề xuất trong chế độ ăn uống ở trẻ em trong 5 năm đầu đời là các chất bổ sung từ thực phẩm đậu, hạt, và hạt, rau lá, trái cây khô, nước trái cây.